Total Pageviews

5.3.13

DẤU VẾT HÔN NHÂN LIÊN MINH BA THỊ TỘC Ở NGƯỜI VÂN KIỀU


Hôn nhân liên minh ba “mu” ở người Khơ Me miền núi (Vân Kiều, Tri, Măng Coon) rất đáng được chú ý . Hình thái liên minh đặc thù này tương tự như hình thái liên minh ba thị tộc lần đầu tiên được nhà Khoa học Nga Stecbe[1] phát hiện vào cuối thế kỷ XIX ở người Ghiliắc. Về sau nó còn được các nhà khoa học Xô Viết như Dôlôtarép. Carunôpx.caia,  Lipxcaia, Ônđeroghê[2] tìm thấy dấu vết ở 1 số dân tộc thuộc Liên Xô. Điều cần nhấn mạnh là căn cứ vào tài liệu Dân tộc học hiện nay, ngoài Liên Xô, dấu vết hôn nhân liên minh ba thị tộc chỉ mới tìm thấy ở Đông Nam Á (Mianma, Inđônêxia), Đông Bắc Ấn Độ (Assam), và Tân ghinê (ở các bộ lạc Tôbati, Numpho), ở cư dân đảo Buắc[3].
Tài liệu do chúng tôi thu nhập được ở người Vân Kiều cư trú ở các huyện Lệ Thuỷ thuộc tỉnh Quảng Bình và Vĩnh Linh thuộc tỉnh Quảng Trị nói lên rằng tông tộc ở tộc người này gọi là “mu”, trong nội bộ “mu”, trai gái không được lấy nhau. Hình thái cư trú trong hôn nhân là vợ về nhà chồng. Hôn nhân chỉ được tiến hành theo 1 chiều thuận, hôn nhân ngược chiều là trái với luật tục. Trong mỗi 1 liên minh, bao giờ cũng tối thiểu cáo ba “mu” tham gia. Ví dụ:
Ở làng Bara: Xam La   à   Đông   à   Prneo  à  Xam La
Ở làng Xake: Xen Hoa  à Xia Tăng à Com Lu à Xen Roa
Ở các làng Vĩnh Hà và Bái Hà: Xom co  à  Xi Nen   à  Rlu à Xom co àTam Len àSung à Cam La à Tam Len
Nhiều tài liệu nói lên rằng trong mỗi liên minh không chỉ có 3 “mu” tham gia, mà số lượng “mu” tham gia có khi lên đến 4, 5, 6, hoặc nhiều hơn nữa:
Ở làng Khe Lam: Xia Tăng à Soa à Rbôi à Xen Poa à Xia Tăng
Ở làng Tram Đông: Húc à Xom Riêng à Pruôi ô à Đông  à Prneo .
Ở làng Xom Rương: Xia Tăng à Đông  à  Prneo  à  Soa  à  Xom .
Mặc dù không hiếm trường hợp liên minh bao gồm trên ba “mu”. Về mặt lý thuyết, trong một chuỗi dài vô tận gồm các “mu” trong một liên minh, mỗi một “mu” lần lượt có quan hệ chặt chẽ về nghĩa vụ và quyền hạn với 2 “mu” khác mà thôi, vì lẽ đó nên người ta mới nói hình thái hôn nhân đặc thù này là liên minh ba thị tộc, hoặc liên minh ba “mu”.
Có thể nghĩ rằng, lúc đầu mỗi “mu” chỉ tham gia vào một liên minh thôi. Vế sau, dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân, nói riêng là do sự phát triển về số dân và sự phân bố không đồng đều của cư dân, ở một địa bàn nào đó có “mu” mất đi sự liên hệ với “mu” đã tham gia liên minh với mình trước đó. Lại có “mu”, do sự hạn chế về số người của “mu” mà mình đã tham gia liên minh, nên buộc phải có quan hệ trong hôn nhân với “mu” khác . Vì vậy nên ngày nay ở người Vân Kiều không hiếm trường hợp một “mu” ma tham gia vào nhiều liên minh.
Ở các huyện Vĩnh Linh và Lệ Thuỷ, chúng tôi tìm được các tài liệu sau đây:
a ) Xom Co à XiNen à Rlu
     Soa à XiNen à Klăng à Rlu
b ) Xam La à Tam Len à Sung
     Ỏrcul à Tam Len à La Bui
c ) La Bui à Soa
     La Bui à Roa
     La Bui à Xrel
d ) Soa à Xom Co
     Soa à Xiken
     Soa à Rbôc
     Soa à Đông
Điều cần chú ý là không phụ thuộc vào số lượng liên minh đã tham gia, nguyên tắc thuận theo chiều bao giờ cũng phải được tôn trọng triệt để. Chỉ có điều, quyền hạn và nghĩa vụ của 1 “mu” nào đó sẽ được tăng lên theo tỷ lệ thuận với số lượng liên minh mà “mu” đó tham gia.
Từ những điều vừa nói trên, ta có thể rút ra các đặc điểm của hình thái hôn nhân liên minh ba “mu” ở người Vân Kiều, cũng như Tri, Măng Coon như sau:
1- Nếu một người đàn ông ở “mu” A lấy một người đàn bà ở “mu” B làm vợ thì :
a) một người đàn ông ở “mu” B không lấy được một người đàn bà ở “mu” A làm vợ, mà chỉ được lấy vợ từ một “mu” khác, ví dụ “mu” C .
b) Với hình thái hôn nhân này thì tất cả đàn ông ở “mu” A có thẻ lấy vợ từ “mu” b và tất cả đàn ông ở “mu” B có thể lấy vợ từ “mu” C .
Vì vậy:
a) Tất cả đàn bà ở “mu” B về nguyên tắc là vợ của tôi, cố nhiên là trừ mẹ của tôi, và mẹ của mẹ của tôi. Hôn nhân thường được tiến hành theo lứa tuổi .
b) Trong “mu” của tôi, tất cả đàn bà từ các “mu” khác đến, trừ mẹ tôi về nguyên tắc là vợ tôi, cố nhiên trong trường hợp chồng của họ qua đời . Ở người Vân Kiều gần đây vẫn còn tồn tại tục “Xựp”. Nội dung của tục này là sau khi bố chết, con trai lấy vợ kế bố về làm vợ. Nếu bà ta từ chối , cuộc hôn nhân này và có nguyện vọng trở về nhà bố mẹ đẻ, thì gia đình bố mẹ đẻ bà ta phải hoàn trả lại cho gia đình chồng quá cố toàn bộ phí tổn cho lễ cưới, điều mà thông thường vượt quá khả năng của gia đình bố bà ta. Tập tục này thực hiện như theo nguyên tắc hôn nhân anh em chồng. khi anh chết, em trai có quyền lấy chị dâu làm vợ, người em thứ 3 có thể lấy vợ anh cả, khi anh thứ 2 từ chối quyền lợi của mình. Theo tập tục, trước khi lấy vợ anh, người chồng mới phải giết lơn, hoặc gà để cúng linh hồn người quá cô.
Việc vi phạm nguyên tắc liên minh (Xle) sẽ bị luật tục trừng phạt nặng nề. Trước đây, ai vi phạm sẽ bị tử hình, hoặc đuổi ra khỏi làng, vào sống đơn độc trong rừng sâu, mà trong xã hội thị tộc bị đày vào trong rừng sâu cũng xem như là bị xử tử. Về sau hình phạt có được giảm nhẹ, người nào vi phạm làng chỉ bắt nộp vạ một khoản tiền bạc và nộn trâu mà thôi. Mặc dù vậy, cho đến hôm nay, quy tắc trong hình thái hôn nhân này vẫn còn sức sống. Theo một cụ già làng Vân Kiều 65 tuổi, thì trong đời cụ, cụ chỉ mới chứng kiến một trường hợp “Xle”
2- Như trên đã nói, cùng với thời gian, một “mu” lớn sẽ chia ra thành nhiều “mu” nhỏ mới thành lập tiếp tục mang tên “mu” của “mu” mẹ. Các “mu” nhỏ mới thành lập vẫn không phá vỡ quy tắc liên minh trong hôn nhân. Nói cách khác, các thành viên của các “mu” C, D mới thành lập từ “mu”  lớn A, không thể có quan hệ hôn nhân với nhau, mà chỉ được có quan hệ với các thành viên của các “mu” E, F, được hình thành từ “mu” lớn B
Ở đây cần chú ý hiện hượng sau: Sau khi được tách ra từ “mu” lớn, các “mu” nhỏ “mu” mới có thể thay đổi chiều trong hôn nhân. lấy hai “mu” A và B làm ví dụ. Đàn ông “mu” A lấy vợ từ “mu” B
A <-----      B
♂                ♀
Sau khi 2 “mu” lớn tách ra, sẽ hình thành 4 “mu” nhỏ
          A                                             B

C                 D                          E                 F

 Trong nhiều trường hợp, đàn ông C và D tiếp tục lấy vợ từ E và F. Trong trường hợp như vậy, đàn ông E và F không thể lấy vợ từ C và D. Nhưng đôi khi ta thấy tình hình trái ngược. Nếu sau khi tách ra từ “mu” lớn, đàn ông E và F lần đầu tiên mà lấy vợ C, D thì hướng dây chuyền trong hôn nhân sẽ là ngược lại so với trước đó. Sự thay đổi như vậy, tuy không mong muốn, những luật tục cho phép, không bắt tội.
          3- Trong một chuỗi “mu” tham gia vào một liên minh, bao giờ cũng có 1 “mu” đến lượt giữ một vai trò trọng yếu trong mối quan hệ với 2 “mu” kia. Một mặt nó lấy đàn bà từ “mu” thứ 2 làm vợ cho đàn ông“mu” mình. Mặt khác, nó cho đàn bà của “mu” mình sang “mu” thứ 3 làm vợ cho đàn ông thuộc “mu” này.
          4- Hiện nay liên minh 3 “mu” ở người Vân Kiều không còn ở dạng nguyên vẹn nữa. Dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân, nói riêng với sự xâm nhập của hàng hoá - tiền tệ vào trong đời sống của họ, với sự nảy sinh của mầm mống tư hữu, với sự chuyển cư của tầng lớp thanh niên từ bản làng quê hương đến sinh sống làm ăn nơi khác, hình thái liên minh trong hôn nhân này có chiều hướng đi vào con đường phai nhạt.
          5- Sự hiện diện của hình thái hôn nhân này không phải là bằng chứng nói lên tính lạc hậu nguyên thuỷ của chủ nhân nó. Quan hệ xã hội của người Vân Kiều không thấp kém hơn quan hệ xã hội của người Khùa. Nhưng ở người Khùa, ta không thể tìm được dấu vết của hình thái hôn nhân này.
          Ý nghĩa quan trọng của hình thái hôn nhân ở người Vân Kiều là gì?
          Ngày nay ý nghĩa của nó thể hiện sự mong muốn của đồng bào muốn mở rộng phạm vi sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Hiển nhiên, ở thời xa xưa ý nghĩa của nó rộng lớn và đa dạng không gian sinh tồn. Tham gia liên minh hôn nhân với 2 “mu” khác, mỗi một “mu” như vậy có thể sử dụng đất đai, tài sản rừng của hai “mu” thành viên của liên minh. Dưới góc độ xây dựng sức mạnh võ trang, người ta có thể nhạn được từ hai “mu” nằm trong liên minh sự hỗ trợ để tự vệ, rất cần cho cuộc sống ngày trước. Các quan hệ kinh tế và xã hội qua lại đó được củng cố thường xuyên bằng các mối giây liên hệ tôn giáo - tín ngưỡng.
          Hiện nay chúng tôi chưa có điều kiện để tiến hành điền dã Dân tộc học, sưu tầm tài liệu về vấn đề này ở các dân tộc thiểu số ở Miền Nam Việt Nam và ở Lào. Tuy vậy, Căn cứ vào một số tài liệu thu thập được ở một số người Tà Ôi lẻ tẻ, sống trên miền Bắc Việt Nam, có thể nghĩ rằng không ngoại trừ khả năng ở người Tà Ôi cũng có tập tục này. Còn về người Lamét ở Lào, theo các tài liệu khá mâu thuẫn của Idicovich, một mặt nói rằng trong quan hệ hôn nhân Lamét có sự trao đổi đàn bà giữa 2 gia đình để làm vợ, mặt khác lại viết: “ thường gặp đàn ông của một gia đình nào đó lấy vợ từ một thị tộc. Điều này được thực hiện cũng theo một chiếu như thế”[4] . Hiện nay vì không đủ tài liệu, khó mà nói ở người Lamét tồn tại hình thái hôn nhân nào. Chỉ rõ một điều: sự nghiên cứu gia đình và hôn nhân ở tộc người này có một tầm quan trọng lớn lao đối với khoa học.
Phan Hữu Dật



[1] L.Stecbe-xem Người Ghiliắc, 1904. Gia đình và thị tộc ở cư dân Đông Bắc Á. Tài liệu Dân tộc học, T3,1993.N.A.Butinốp. Nguồn gốc và thành phần cư dân thổ dân Tân Ghinê - Công trình Viện Dân tộc học, T.XXX M-1962.
D.A.ônđerôghe - Liên minh ba thị tộc ở Đông Nam Á- tạp chí Dân tộc học Xô Viết, 1946, số 4.
[2] G.G Stratanovich - Quan hệ kinh tế xã hội ở người Ca - sin, số 4 Dân tọc học Xô Viết, 1954 - Tài liệu mới về liên minh ba thị tộc ở người Batắc - Dân tộc học Xô Viết, 1959, số 6.
[3] Tarakchandra Das-Purum và bộ lạc cổ Kuki ở Manipua. Cacuha, 1945 I.Bose
- Nguồn gốc ba bộ lạc và hôn đẳng ở Assam “Man”, 1937, số 110.E.R.Leach.
- Hệ thống chính trị ở Mianma, 1954.
[4] K.D.Indicovich - Nhng người nông dân miền núi ở Đông Dương thuộc Pháp - Goteborg 1951.

No comments:

Post a Comment